QUỐC HỘI ĐÃ THÔNG QUA ‘CẤM UỐNG RƯỢU BIA KHI LÁI XE’

Luật phòng chống tác hại rượu, bia vừa được thông qua sáng nay (14/6) quy định rõ việc cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.

Mặc dù đã từng có rất nhiều ý kiến trái chiều về các điều khoản trong Luật phòng chống tác hại rượu, bia nhưng đến sáng 14/6/2019, Quốc hội cũng đã thông qua bộ luật này.

Dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành là 84,30% (408 đại biểu tán thành trong số 450 đại biểu biểu quyết). Bộ luật gồm 7 chương, 36 điều này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.

Dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu, bia đã được Quốc hội thông qua sáng 14/6/2019

Cấm uống rượu, bia khi lái xe

Đây là nội dung gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhất trong dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu, bia. Cách đây 11 ngày, Quốc hội đã lấy ý kiến liên quan đến việc uống rượu bia của người điều khiển phương tiện giao phông. Trong đó, 2 phương án được đưa ra bao gồm:

Phương án 1: Cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.

Phương án 2: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Tuy nhiên, cả 2 phương án này đều không được tán thành quá 50%. Trong đó phương án 1 chỉ có 214/441 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (44,21%) và phương án 2 chỉ có 240/417 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 49,59%).

Tuy vậy, trước tình hình ngày càng có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra do tài xế sử dụng rượu bia trước khi lái xe, Ủy ban thương vụ Quốc hội cho rằng việc quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn là cần thiết.

Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật, Quốc hội đã biểu quyết thông qua quy định ‘Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn’. Kết quả có 374/446 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 77,27%).

Như vậy, từ ngày 1/1/2020, khi Luật phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực thì người tham gia giao thông sẽ bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn. Điều này có nghĩa là đã uống rượu bia (dù chỉ một chút ít) thì sẽ không được lái xe.

Cấm quảng cáo rượu từ 15 độ cồn trở lên

Khi Luật phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực vào ngày 1/1/2019, các loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên sẽ bị cấm quảng cáo. Cùng với đó, các rượu, bia có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên cũng sẽ bị cấm khuyến mại. Đồng thời, Luật quy định cấm sử dụng rượu, bia ở mọi độ cồn để khuyến mại cho người chưa đủ 18 tuổi.

Với các loại rượu bia không thuộc trường hợp kể trên thì sẽ có những biện pháp quản lý quảng cáo, khuyến mại phù hợp theo từng mức độ cồn, tương ứng với từng loại phương tiện quảng cáo.

Đồng thời, trong dự thảo Luật mới được thông qua cũng quy định cấm quảng cáo rượu bia trên báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em, trong khoảng thời gian từ 18 – 21h hàng ngày, trừ trường hợp quảng cáo trong các chương trình thể thao đã mua bản quyền được tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và các trường hợp khác theo quy định của chính phủ.

Đồng thời, quảng cáo rượu, bia trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm.

Luật cũng nêu rõ quảng cáo rượu bia không được sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

Quy định về các địa điểm không được bán rượu bia

Điều 19 của Luật phòng chống tác hại rượu, bia quy định các địa điểm sau không được phép bán rượu bia:

– Cơ sở y tế, trừ trường hợp sử dụng rượu, bia để chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

– Cơ sở giáo dục.

– Cơ sở hoặc khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

– Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân.

– Cơ sở bảo trợ xã hội

– Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

Đồng thời, bộ luật này cũng nêu rõ phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn phần mềm
[contact-form-7 id="5208"]